Học bổng Quản lý chương trình và Quản lý dự án (PPTP)

Quản lý chương trình
Viện IMT thông báo tiếp nhận hồ sơ ứng viên cho chương trình học bổng tu nghiệp Quản lý dự án và chương trình năm 2018 tại Nhật Bản – The Program on Program & Project Management (PPTP) – của AOTS Nhật Bản. Chi phí học của chương trình sẽ được hỗ trợ một phần bởi vốn ODA từ chính phủ Nhật Bản. Tất cả hồ sơ nhận được sẽ được Viện IMT soát xét, tuyển lựa và khuyến nghị đến AOTS.  

Lợi ích của chương trình

  1. Tiếp thu các phương pháp nền tảng và kỹ năng ứng dụng cơ bản về quản lý dự án cho việc lập kế hoạch và quản lý một dự án (đơn lẻ)
  2. Nắm vững khái niệm quản lý chương trình ở mức độ cao cấp, điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh, đổi mới và tính bền vững trong cạnh tranh toàn cầu
  3. Giúp học viên hiểu sâu hơn về vai trò của các nhà quản lý dự án và quản lý chương trình.
 

Đối tượng phù hợp với chương trình

  • Giám đốc, Quản lý cấp cao tại các công ty hay các quản lý đang phụ trách các vị trí Quản lý dự án tại doanh nghiệp đang công tác
  • Các Quản lý hoặc Nhân viên của các tổ chức xúc tiến công nghiệp hay hiệp hội doanh nghiệp hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương trong quản lý dự án và bảo tồn năng lượng cũng được chấp nhận.
 

Ngôn ngữ

Tất cả bài giảng, thảo luận, tham quan Công ty và bài thực hành đều bằng tiếng Anh.  

Nội dung khóa học

  • Bước chuẩn bị
Học viên sẽ chuẩn bị cho bài báo cáo cuối khóa học của mình bằng cách tham khảo “Báo cáo trước đào tạo (Pre-training report)” và “Bản câu hỏi 2” (ví dụ bản câu hỏi sẽ hỏi về tình hình hiện tại của công ty bạn, thách thức, vấn đề, hay các mục tiêu bằng số trong Kaizen). Do đó học viên cần chuẩn bị thông tin và dữ liệu để làm cơ sở xác định giá trị hiện tại, rồi điền các mục tiêu tương lai (bằng số) vào form mẫu trước khi đến Nhật.
  • Bước 1: giới thiệu
Điểm qua môi trường kinh doanh toàn cầu và trong nước để biết tại sao chúng ta cần quản lý dự án và chương trình. Tìm hiểu về khái niệm “xã hội carbon thấp” để hiểu về tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng, hệ thống giao thông hiệu quả và thân thiện với môi trường, công trình xanh, xây dựng xanh, tái tạo nguồn lực, các điều kiện của cộng đồng carbon thấp, lối sống xanh, và môi trường xanh. Từ đó, học viên có thể học được cách quản lý dự án và chương trình không chỉ với mục tiêu kinh doanh mà còn vì mục tiêu xã hội tương lai tốt đẹp hơn.
  • Bước 2: Quản lý dự án
Tìm hiểu các thuật ngữ, mảng kiến ​​thức, framework (phương pháp) quản lý dự án, và kỹ năng ứng dụng cơ bản – ngôn ngữ chung để triển khai và quản lý dự án. Bằng cách đó, người tham gia sẽ dần dần hình thành phương pháp để áp dụng kiến thức quản lý dự án và kỹ năng để để đưa các yếu tố carbon thấp vào trong các dự án của mình.
  • Bước 3: Quản lý chương trình
Học các khái niệm về quản lý chương trình như là một phương pháp luận với các nội dung, công thức, thiết kế & kết cấu, quản lý triển khai, và sáng tạo sản phẩm trong một chương trình. Chương trình cũng được xem là phương tiện để thực thi chiến lược. Chương trình gồm một cụm dự án thành phần để quản lý tập trung tạo ra cơ chế sáng tạo và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.
  • Bước 4: Tổng kết – hình thành kiến thức và các kỹ năng ứng dụng P2M chuyên nghiệp
Đảm bảo học viên tiếp thu tốt những gì đã học từ chương trình bằng phương pháp group workshop – nhóm được yêu cầu đưa ra các sáng kiến ​​chuyên đề, làm bài kiểm tra và thảo luận nhóm. Học viên nhận ra vai trò của mình trong việc thực hiện hoặc quản lý chương trình & quản lý dự án. Ngoài ra, học viên cũng đánh giá lại mục tiêu mà họ đã đưa ra trước đó về các thành phần của xã hội carbon thấp tại công ty của mình dựa trên các kết quả tích cực đạt được từ chương trình.   Ngày 19/11/2018
  • Sáng: Lễ khai giảng, đào tạo định hướng
  • Chiều: Bài giảng “Quản lý Chương trình & Dự án là cơ chế và phương pháp quản lý năng động của thế kỉ 21. Giới thiệu P2M Guidebook của Nhật Bản”
Ngày 20/11/2018
  • Sáng: Bài giảng “Quản lý dự án (PM1) Dòng chảy quy trình tổng thể, môi trường triển khai, các nguồn lực cần thiết, kết quả đầu ra của Quản lý dự án, các quan điểm về dòng đời quản lý dự án, thiết lập sứ mệnh và mục tiêu của dự án”
  • Chiều: Thực hành “Quản lý dự án (PM2) Quản lý phạm vi dự án, Quản lý tiến độ dự án”
Ngày 21/112018
  • Sáng: Bài giảng chuyên gia “Khái niệm và cách làm về Thích nghi với hiện tượng ấm lên toàn cầu và Xã hội carbon thấp”
  • Chiều: Bài giảng chuyên gia “Các lý thuyết và nghiên cứu về Thích nghi với hiện tượng ấm lên toàn cầu (bài giảng và thảo luận)”
Ngày 22/11/2018
  • Sáng: Bài giảng “Quản lý dự án (PM3) Quản lý chi phí dự án, Quản lý chất lượng dự án, Quản lý tích hợp dự án”
  • Chiều: Tham quan công ty dự án “Chủ đề – Đổi mới năng lượng tại công ty Nhật Bản; đến thăm một trong những công ty kỹ thuật toàn cầu, các công ty dự án năng lượng”
Ngày 23/11/2018
  • Group workshop: “Thực hành Lập kế hoạch Dự án (chủ đề dự án do nhóm đề nghị, ví dụ các dự án tiết kiệm hoặc chuyển đổi năng lượng, các dự án xanh, các dự án đổi mới xã hội cho cộng đồng với chi phí phù hợp) dưới sự hướng dẫn của giảng viên theo mẫu template.”
Ngày 24 và 25/11/2018 (thứ 7 và Chủ nhật – ngày nghỉ) Ngày 26/11/2018
  • Bài giảng và thực hành “Quản lý Chương trình (PGM1) P2M Phương pháp Quản lý Chương trình được xây dựng bởi Nhật Bản để liên kết Chiến lược tạo giá trị cao, Đổi mới và các Chương trình (và các Dự án) bền vững”
Ngày 27/11/2018
  • Sáng: Bài giảng “Quản lý Chương trình (PGM2) Các lĩnh vực quản lý hỗ trợ cho Quản lý chương trình, lý thuyết Hệ thống về Quản lý chương trình và dự án, Tài chính trong quản lý chương trình và dự án, Quản lý rủi ro, Quản lý theo giá trị (value-based management)”
  • Chiều: Tham quan công ty dự án 2: “Tham quan Văn phòng Công ty xây dựng (Major General Construction Company) đã đạt được “Zero-Energy Building” (ZEB), và có nhiều dự án liên quan đến các thành phố carbon thấp.”
Ngày 28/11/2018
  • Sáng: Bài giảng “Bài giảng Chuyên gia (EL3) Case study về Thành phố Bền vững ở Nhật Bản và các nước Đông Nam Á  – khái niệm, phương pháp lập kế hoạch, và tình hình thực tế”
  • Chiều: Bài giảng và Thảo luận “Bài giảng Chuyên gia (EL4) Lý thuyết và nghiên cứu về Thích ứng hiện tượng ấm lên toàn cầu”.
Ngày 29/11/2018
  • Group workshop: “Workshop Quản lý Chương trình”
Ngày 30/11/2018
  • Sáng: thuyết trình báo cáo cuối khóa
  • Chiều: lễ bế giảng
 

Thời gian và địa điểm học

Thời gian: từ ngày 19/11/2018 đến 30/11/2018 (02 tuần) Địa điểm: AOTS Tokyo Kenshu Center (TKC), Tokyo, Nhật Bản  

Thời hạn nộp hồ sơ và liên hệ

Hạn chót nộp hồ sơ: 11/09/2018 Liên hệ: IMT (Training Service Manager)  | Tel: + 84 (8) 5449 5969  |   Email: info@imt.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *