Dựa trên mô hình Shingo, một tổ chức xuất sắc là tổ chức biết tập trung thúc đẩy từ văn hóa. Việc đầu tiên là tư duy lại, và nếu cần có thể tái định nghĩa lại triết lý kinh doanh, các nguyên lý dẫn hướng và sứ mệnh của doanh nghiệp. Đây là một thành trì nhạy cảm và ít khi được xét đến do tính vĩ mô của nó xung đột với tư duy nhiệm kỳ. Tập nguyên lý cần phải xác định để đạt được tính độc đáo và trường tồn, thay vì sa vào các nguyên lý có tính thời thượng nhưng không đủ thời gian để tạo ra “gene” của tổ chức.
Người viết: Nguyễn Hoàng Phát, APM, IMT
Tổ chức cần cụ thể hóa các mục đích và mục tiêu. Trong đó cần định rõ lúc nào đạt đến cái gì, và cần đạt được điều đó để làm gì. Thiếu đi tính ý nghĩa, mục tiêu sẽ mất tác dụng. Bên cạnh các KPIs, tổ chức cũng đạt được sự cân bằng hài hòa nhờ thúc đẩy KBIs.
Theo đó, chuyển đổi văn hóa đòi hỏi sự thay đổi trong hành vi và hệ thống thúc đẩy hành vi. Do đó, chúng ta cần thiết kế hệ thống phù hợp với nguyên lý thông qua các hành vi lý tưởng và thống nhất với văn hóa. Cuối cùng, tổ chức có thể cần phải điều chỉnh các hệ thống cũ, tạo ra các hệ thống mới và loại bỏ các hệ thống không còn phù hợp.
Lưu ý quan trọng nhất là không dựa trên một mô hình hay bộ nguyên lý, hay công ty hình mẫu nào, bạn phải tạo ra mô hình và nguyên lý dành riêng cho công ty của bạn. Copy là đảm bảo số phận của kẻ đi sau mãi mãi.
Mọi thắc mắc và mong muốn tìm hiểu thêm về mô hình Shingo, vui lòng liên hệ Viện Phát triển Quản trị và Công nghệ. Theo dõi Fanpage https://www.facebook.com/imtvietnam để cập nhật các thông tin sự kiện, kiến thức mới nhất.