1 tỷ nhân sự phải reskill cho đến năm 2030 (theo Diễn đàn kinh tế thế giới, 01/2020)
Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, khoa học robot ngày càng phổ biến rộng rãi dẫn đến những công việc sử dụng kỹ năng hay cách suy nghĩ đơn giản sẽ giảm đi. Người ta thậm chí đang nghĩ về một tương lai mà việc làm bị mất đi hàng loạt, tạo ra khủng hoảng nghề nghiệp. Kỹ năng tư duy bậc cao và yếu tố cảm xúc chính là chìa khóa giúp con người vượt lên trên máy móc.
Hơn thế nữa, theo nghiên cứu về Kỹ năng của công dân tương lai từ 15 quốc gia của McKinsey, các kỹ năng về tư duy bậc cao sẽ có những bước phát triển nhảy vọt.
Để tìm hiểu thêm các kỹ năng dành cho tương lai, mời xem thêm tại: https://www.imt.vn/xay-dung-cac-ky-nang-danh-cho-tuong-lai/
Kỹ năng nhận thức bậc cao
Kỹ năng nhận thức (Cognitive skill) có thể hiểu là một quá trình xử lý thông tin của bộ não để suy nghĩ, tạo ra ý tưởng, ra quyết định, lưu trữ ký ức.
Quá trình xử lý thông tin có thể mô tả dưới đây:
Khi những kích thích từ môi trường bên ngoài tác động vào con người, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều được bộ não nhận thức và đưa vào chu trình xử lý tại trí nhớ ngắn hạn (working memory). Với những tác vụ cơ bản như nghe, hiểu ngôn ngữ được bộ não phản ứng gần như ngay lập tức trong tiềm thức. Còn với những thông tin phức tạp như đọc, hiểu số liệu, phân tích, đánh giá sẽ trải qua quá trình xử lý phức tạp để đưa ra hành động có chủ đích.
Có thể phân chia thành 2 cấp bậc:
Những loại kỹ năng nhận thức
Có nhiều cách phân loại kỹ năng nhận thức. Dưới đây, Viện IMT tổng hợp thành 7 loại như sau:
1. Suy nghĩ theo kiểu phân tích: phân rã vấn đề để tìm nguyên nhân gốc rễ, dựa trên những dữ liệu, dữ kiện và suy luận logic.
2. Suy nghĩ phản biện: tư duy đa chiều, phân tích và đánh giá một vấn đề ở nhiều góc nhìn khác nhau, không áp đặt thiên kiến chủ quan.
3. Suy nghĩ sáng tạo: tư duy bên ngoài những khuôn khổ thường thấy, giúp tìm ra những phương án, lời giải mới cho vấn đề.
4. Suy nghĩ hội tụ: tập trung vào tìm nguyên nhân gốc rễ, đi tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “cái gì”.
5. Suy nghĩ phân tán: tập trung vào đi tìm giải pháp cho vấn đề trước mắt, trả lời cho câu hỏi “làm sao”.
6. Suy nghĩ khái quát hóa: kết nối các ý tưởng khác biệt lại và khái quát hóa để tạo ra bài học.
7. Suy nghĩ hệ thống: nhìn nhận mọi hoạt động là các quá trình liên kết với nhau thành một thể thống nhất, có đầu vào, tiến trình, và đầu ra.
(Còn tiếp)
—
Mời các bạn tham khảo các bài viết phát triển tư duy tại KIẾN THỨC VỀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO LÃNH ĐẠO và kết nối với chúng tôi qua Facebook IMT