Trực giác thường được nghĩ đến như là khả năng ra quyết định một cách chính xác mà gần như không cần dựa vào dữ liệu. Khả năng này vượt qua những phương thức tư duy luận lý thông thường, và do đó không dễ nắm bắt. Bài viết này nhằm làm rõ vấn đề trực giác được hình thành như thế nào và có thể được phát triển như thế nào dựa trên góc nhìn khoa học và bao gồm 4 nội dung chính:
- Vì sao lãnh đạo cần có trực giác để hỗ trợ định hướng chiến lược và đổi mới?
- Trực giác theo trường phái tâm lý học (Psychology)
- Tầm quan trọng của trực giác trong cuộc sống và trong kinh doanh
- Nuôi dưỡng và phát triển trực giác
Các cấp độ của vấn đề
Vấn đề trong tổ chức có thể được chia làm 3 cấp độ, tương ứng với những công cụ giải quyết vấn đề tương ứng như sau:
Cấp độ 1 – puzzle problem
Vấn đề kiểu “bài toán đố” như máy bị hư, sản phẩm lỗi do thao tác…, trong đó số biến số là ít, vấn đề là quen thuộc, thường chỉ cần một hoặc vài người có liên quan xử lý. Người xử lý vấn đề có thể dựa trên thói quen, hành vi chuẩn (như SOP, sổ tay xử lý sự cố,…), sử dụng các phương pháp tìm hiểu nguyên nhân gốc của vấn đề (5Why, giản đồ Ishikawa, các phương pháp phân tích chỉ số…) là có thể tìm ra giải pháp tối ưu. Các nhân viên thường gặp vấn đề loại này và nên được đào tạo kỹ càng về các công cụ lẫn tâm lý tích cực khi đón nhận vấn đề, tránh trường hợp vấn đề xuất hiện và sau đó bị bỏ lơ vì “ông” quản lý nghĩ đó là chuyện của nhân viên, còn nhân viên lại nghĩ “chuyện của mình là làm theo hướng dẫn tui vô đây đâu phải để xử lý vấn đề”.
Cấp độ 2 – wicked problem
Vấn đề không có đầy đủ thông tin, liên quan đến nhiều bên, có một số các yếu tố mâu thuẫn nhau (giải quyết được cái này lại mất cái kia), yêu cầu thường xuyên thay đổi và không dễ nhận biết, ví dụ như việc nhận diện nhu cầu của khách hàng đi ăn nhà hàng chẳng hạn. Khi giải quyết những vấn đề loại này, thường không tìm ra được giải pháp nào có thể gọi là “tốt nhất” hay “tối ưu”. Các quản lý cấp trung thường phải đối diện với loại vấn đề này, và thường sử dụng 3 cách tiếp cận (Nancy Robert, 2000) để xử lý.
- Chuyên quyền: không để nhiều người góp ý quá dễ rối, vấn đề sẽ được giao cho một số ít người xử lý và chịu trách nhiệm (nhưng đồng thời cũng phải chịu rằng có hạn chế – điều mà các lãnh đạo lại không thích nên xử lý xong hay quay ngược lại trách móc quản lý cấp trung).
- Cạnh tranh: cho các nhóm nhỏ làm giải pháp và so sánh để lựa chọn các giải pháp này.
- Cộng tác: huy động mọi người phát sinh ý tưởng và hình thành ra cách làm chung.
Cấp độ 3 – intuitive problem
Vấn đề chiến lược của lãnh đạo là định hướng tổ chức của mình trong tương lai sẽ đi đâu về đâu. Trong khi sách vở và các nhà tư vấn đến bây giờ vẫn dựa trên giả định là “chiến lược là phải có dữ liệu minh chứng” hay “quá khứ ảnh hưởng phần lớn đến tương lai” (Fred David, 2011), thực tế khó làm được điều này vì dữ liệu không phải không tốn tiền, chỉ thể hiện quá khứ là chủ yếu và không bao giờ là đầy đủ. Trong thế giới VUCA như đề cập bên dưới, việc kéo dài quá khứ và gọi nó là tương lai lại càng mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích – cứ nhìn vào Nokia, BlackBerry, hay danh sách dài các công ty mà những người đọc bài này có lẽ cũng tưởng tượng ra được. Đối diện với cấp độ chiến lược, như Bill Gates đã nói “Bạn phải thường xuyên dựa vào trực giác” (Often, you need to rely on your intuition), để giải quyết vấn đề.
Vì sao lãnh đạo cần có trực giác?
Từ nhận xét của quân đội Mỹ tại chiến trường Afghanistan, cụm từ
VUCA đã được sử dụng phổ biến để tóm gọn các tính chất của thế giới ngày nay:
Volatile (dễ biến động – có đó nhưng thay đổi đó),
Uncertain (bất định – khó đoán trước được),
Complex (phức tạp – có quá nhiều biến số cho một vấn đề), và
Ambiguos (mơ hồ – vấn đề không thể được mô tả rõ ràng). Trong môi trường như vậy, lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp thường xuyên đối diện với các vấn đề mang tính trực giác liên quan đến định hướng chiến lược, các quyết định đầu tư, các quyết định về lựa chọn con người, đối tác… Các công việc này được gọi là “mang tính trực giác” bởi vì:
Thứ nhất, công việc của lãnh đạo là “
Định hướng chiến lược”
[Tức là quyết định:
Làm gì trong hàng trăm thứ việc phải làm
Đi hướng nào trong hàng trăm hướng đi
Tập trung nguồn lực vào đâu khi nguồn lực có giới hạn mà vấn đề thì mênh mông]
Trong nhiều trường hợp, những cách thức định hướng chiến lược truyền thống thất bại do rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam không có đủ thời gian, tiền bạc, thông tin và các năng lực cạnh tranh luôn thay đổi theo sự thay đổi liên tục của thị trường. Tệ hơn nữa, sự thay đổi liên tục này không phải theo đường thẳng mà “
nhảy cóc”, tức là khi có một tác nhân thay đổi xuất hiện sẽ làm thay đổi gần như toàn bộ nền tảng kinh doanh (Business Platform) chứ không kế thừa cái cũ như Uber, Lyft, Airbnb. Với sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ đó, các vấn đề sử dụng trực giác ngày càng phổ biến và quan trọng.
Việc sử dụng trực giác trong định hướng chiến lược giúp các nhà lãnh đạo không cần thu thập quá nhiều thông tin (thường có tính chất lỗi thời), xây dựng được mô thức thành công riêng phù hợp với hiện trạng của doanh nghiệp và thị trường dựa trên định hướng tương lai, không phải kéo dài quá khứ – cách cũ thường khiến doanh nghiệp tụt hậu, luôn trong tình trạng đuổi theo những doanh nghiệp dẫn đầu và không ứng phó được các tác nhân thay đổi.
Thứ hai, công việc của lãnh đạo là xác định các “
Đổi mới” cần thiết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Tức là xác định sắp tới, thế giới sẽ thay đổi ra sao, doanh nghiệp cần thay đổi như thế nào để dẫn đầu những xu hướng đó
Tương tự bài toán chiến lược, bài toán đổi mới cũng cần sử dụng những
định hướng tương lai để giải quyết thay vì kéo dài quá khứ.
Hai công việc then chốt trên của nhà lãnh đạo có dùng được dữ liệu trong quá khứ hay không hay phải dùng một mô thức khác? Nếu mô thức này là phải dùng tương lai định hướng, nhưng tương lai lại không có dữ liệu, vậy nhà lãnh đạo phải làm thế nào?
Câu trả lời là sử dụng trực giác.
Ví dụ, hãy so sánh 2 cách làm (truyền thống và sử dụng trực giác) để định hướng chiến lược cho chuỗi nhà hàng
- Cách truyền thống dùng phương pháp kiểu Michael Porter:
- Phân tích môi trường
- Tham khảo ý kiến chuyên gia
- Phân tích SWOT, Five forces, Ma trận cạnh tranh.
- Đưa ra những giải pháp để tận dụng cơ hội, hạn chế nguy cơ, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
- Hình thành một tập các giải pháp
- Tham khảo ý kiến chuyên gia về giải pháp
- Chọn giải pháp tối ưu
- Ước lượng những thông số về tài chính
- Phân tích khả thi (IRR, NPV)
- Trình bày bằng bảng biểu và PowerPoint một cách thuyết phục về sự lựa chọn.
- Nhóm sẽ dành thời gian đến các cửa hàng
- Quan sát hàng giờ người tiêu dùng (end-user), trải nghiệm cùng họ
- Đặt những câu hỏi gợi mở để tìm hiểu trải nghiệm và ước muốn của họ
- Tưởng tượng ra nhiều viễn cảnh trải nghiệm người tiêu dùng trong tương lai (dùng trí tưởng tượng để tượng tưởng ra mà không quan tâm đến hiện tại, đến các đối thủ cạnh tranh hiện có, bỏ qua tất cả các thông tin nhiễu để tập trung tưởng tượng ra trải nghiệm của khách hàng trong tương lai)
- Đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt
- Dùng bút, viết màu diễn dịch những ý tưởng lên giấy A0
- Focus group để thảo luận những tác động đến trải nghiệm người dùng của từng ý tưởng, dùng TRỰC GIÁC để nhận xét và đánh giá các ý tưởng (cố gắng tìm kiếm và nhận diện những nhu cầu mà khách hàng thậm chí chưa kịp nhận ra)
- Phân tích Business Model Canvas
- Trình bày ý tưởng bằng bản vẽ nguệch ngoạc đầy màu sắc
- Focus group để chọn ý tưởng mà nhiều người ưu thích
Cách làm nào ít tốn chi phí mà thường mang lại kết quả đúng hơn?
Hai cách làm trong ví dụ trên đại diện cho sự thay đổi rất lớn cho thay đổi quan điểm về ra quyết định trong kinh doanh.
Vậy có nên sử dụng trực giác trong ra quyết định? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cần hiểu trực giác là gì? Cơ chế của trực giác ra sao? Xin mời quý vị tham khảo
Phần 2 của bài viết về cách xây dựng trực giác.
Nhóm tác giả: Huỳnh Bảo Tuân – Bùi T. Thắm – Lưu Nhật Huy
Mời các bạn tham khảo thêm các
kiến thức hữu ích khác và kết nối với chúng tôi qua
Facebook IMT
Post Views: 21