Ranh giới giữa tốt và xấu đôi khi rất khó phân biệt. Đặc biệt trong “nghiệp” kinh doanh, ranh giới ấy còn kém rõ ràng hơn.
Bài viết này nhằm mục tiêu đưa ra 4 nguyên tắc cơ bản để ra quyết định trong những tình huống tốt xấu mập mờ, như một công cụ để doanh nhân giành được sự thanh thản – món quà quý nhất của cuộc sống – trong thế giới của sự nhập nhằng.
LƯU NHẬT HUY – CEO Viện IMT
Ra quyết định và những cái bẫy chết người
Một trong những thử thách lớn đối với doanh nhân là liên tục phải đối diện với môi trường cạnh tranh, những thử thách sống còn xoay vần liên tục. Tác nghiệp của doanh nhân là ra quyết định, và chất lượng ra quyết định không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của họ, đặc biệt là khi ra những quyết định liên quan đến đạo đức kinh doanh.
Mấy ai có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của bài toán treo chi phí hay giãn khấu hao từ năm này sang năm khác để làm đẹp báo cáo tài chính, hay lợi dụng cơ hội để tấn công đối thủ khi họ đang gặp trục trặc với giới truyền thông?
Thời gian không cho phép ta cân nhắc quá nhiều, nhưng sự đánh đổi giữa chất lượng ra quyết định lắm lúc trở thành cái bẫy làm doanh nhân đánh mất cơ hội, đánh mất tương lai, và tồi tệ nhất là tự đánh mất chính mình…
[/vc_column_text][vc_button title=”Continue” target=”_self” color=”btn-success” icon=”wpb_arrow” size=”wpb_regularsize” href=”http://www.imt.vn/ethical-decision-making/2″][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_column_text][/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]