Vấn đề của phân tích
Vì sao hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay đều đang gặp quá nhiều các vấn đề từ quản lý đến vận hành? Vì sao chúng ta lại cứ mãi ở trong vòng xoáy luẩn quẩn của hàng loạt vấn đề như thế? Vì sao chung quanh ta có quá nhiều tổ chức hay con người giải quyết vấn đề không hiệu quả và cũng chẳng lâu bền?
Nghiên cứu chỉ ra rằng đa số mọi người đều đang sử dụng phương pháp tư duy truyền thống để tiếp cận và giải quyết vấn đề, phương pháp này đã không còn hiệu quả, hoặc kém phù hợp ngay từ đầu, đặc biệt khi sự phức tạp của các ngành kinh doanh, cách điều hành của chính phủ hoặc vận hành của xã hội đương đại. Thống kê chỉ ra những người hiện đang sử dụng các kỹ thuật và tư duy có hiệu quả và năng suất kém vào khoảng 92%. Khi đọc đến dòng này, có lẽ bạn rất thắc mắc vì sao điều đó lại xảy ra, hay nói cách khác là vì lẽ nào đa số mọi người đã được đào tạo trong hàng chục năm để rồi suy nghĩ kém hiệu quả như vậy?
Hiện chỉ có 8% dân số tự nhiên có trực giác để suy nghĩ một cách sáng tạo và hiệu quả hơn hẳn trong việc hoạch định, thiết kế và giải quyết vấn đề. Nghiên cứu sâu hơn về nhóm 8% này giúp các chuyên gia hình thành ra các nguyên lý của Tư duy đột phá.
Theo quan điểm của những nhà nghiên cứu về Tư duy đột phá, dù đã hoạt động hiệu quả trong 4 thế kỷ qua nhưng khi đối mặt với tính phức tạp, tốc độ thay đổi, mức độ ứng dụng công nghệ cao của thế giới hiện đại, tư duy phân tích đã tỏ ra đuối sức. Bản chất của những khó khăn trong kinh doanh và tổ chức ngày nay luôn là phức tạp với nhiều biến số và nhiều bên tham gia, lại liên tục biến đổi theo thời gian. Điều này làm cho việc phân tích những dữ liệu quá khứ và hiện tại để tạo ra giải pháp cho hiện tại không còn phù hợp để vươn đến những giải pháp có chiều rộng và bền vững trong tương lai. Điều đó cũng giải thích lý do vì sao các khó khăn của thời đại này không thể được giải quyết và đôi khi những nỗ lực giải quyết nó lại tạo ra một chuỗi vấn đề nhức đầu hơn về sau.
Mười lý do vì sao tư duy phân tích kém hiệu quả
Dưới đây mười lý do được các nhà nghiên cứu tổng kết và chỉ ra vì sao tư duy phân tích không còn hiệu quả cho hầu hết vấn đề con người phải đương đầu trong hiện tại:
-
Tư duy phân tích yêu cầu phải có dữ liệu, nhưng thu thập và phân tích dữ liệu về vấn đề là không bao giờ đủ, thường có xu hướng tập trung vào quá khứ hoặc hiện tại, và rất thường xuyên định hướng chúng ta tập trung vào sai vấn đề.
-
Tư duy phân tích có xu hướng tổng quát hóa giải pháp cho các vấn đề, rồi áp dụng giải pháp đó cho các tình huống khác nhau, trong khi không có vấn đề nào hoàn toàn giống nhau cả.
-
Chia vấn đề ra thành các phần tử không nhất thiết là việc cần làm để tạo ra giải pháp hiệu quả cho vấn đề tổng thể.
-
Các vấn đề phức tạp không phải luôn có một giải pháp có thể sử dụng mãi mãi mà không cần có sự thay đổi.
-
Sự sáng tạo trong tư duy phân tích chỉ áp dụng tại giai đoạn tạo ý tưởng và giải pháp chứ không phải áp dụng từ giai đoạn mời gọi các con người liên quan cùng định nghĩa bản chất của vấn đề.
-
Các giải pháp thường có xu hướng quá nhấn mạnh về vai trò của công nghệ, từ đó phát sinh ra những vấn đề mới.
-
Các giả định và ngôn ngữ phân tích được mặc nhiên ngầm sử dụng khi định nghĩa vấn đề.
-
Tư duy phân tích nói chung thường bắt chúng ta nhìn nhận thế giới theo quan điểm của mình, bỏ qua những đối tượng liên quan khác.
-
Tư duy phân tích có xu hướng tạo ra giải pháp dựa trên điều kiện quá khứ và hiện tại, không phải tương lai.
-
Tư duy phân tích có xu hướng tạo ra sự chia cắt và tăng tính mâu thuẫn giữa người với người.
Cần có cách tư duy khác
Tư duy phân tích bản thân nó không tự định nghĩa nó là tất cả hay là phương pháp tối thượng cuối cùng về tư duy cho con người, hoặc nói rằng nó có thể được ứng dụng cho mọi trường hợp. Phương pháp này được thiết kế để giải quyết những vấn đề khoa học và định hướng cho nghiên cứu khoa học, nhưng chắc chắn không ngụ ý rằng nó phải là mô hình tư duy thống trị mà người ta bắt buộc phải tuân theo. Chỉ là vấn đề của thói quen khi người ta dùng mãi rồi trở thành tôn thờ nó. Kết quả của góc nhìn phiến diện này dẫn đến hậu quả là có quá nhiều lãnh đạo chính trị, nhà điều hành tổ chức, những người quản lý và các cá nhân dành rất nhiều công sức để tạo ra những giải pháp kém hiệu quả – tức là suy nghĩ mệt mỏi hơn chứ không phải thông minh hơn.
Tư duy phân tích rất hữu ích cho việc tìm ra dữ kiện và sự thật, nhưng thiếu đi chiều sâu của sự sáng tạo, đổi mới, và khả năng thu hút các bên liên quan – đặc điểm mà các vấn đề quy mô phức tạp đòi hỏi. Nó thường mang lại hệ quả là, như ý kiến của H.L. Mencken, nhanh chóng tạo ra giải pháp ngắn hạn tức thời để rồi chịu trận vì thiếu đi tầm nhìn dài hạn. Trong đa số các trường hợp, có quá nhiều người nhưng không phải là đúng người được mời tham dự vào phân tích tình huống và xác định phương án giải quyết, làm cho những người thực sự cần thiết bị đẩy ra ngoài và từ đó bất mãn với chính giải pháp đang được tạo ra.
Chúng tôi đồng ý rằng phương pháp tư duy phân tích là hữu dụng cho một số loại hình vấn đề, và tư duy này đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của thế giới cho đến hiện tại. Tư duy phân tích đóng vai trò chủ chốt cho việc kiến tạo nên Cách mạng Khoa học và Cách mạng Công nghiệp. Phương pháp Descartes – khi nhấn mạnh vào việc phân tích và nghiên cứu thực chứng – đã giúp tạo ra những tiến bộ lớn trong các lĩnh vực y dược, kiến trúc, kỹ thuật, thiên văn học, và khoa học đời sống, từ đó mang chúng ta đến với thế giới hiện đại – mang lại cách sống mà chúng ta đang biết đến ngày nay.
Nhưng đang có những lỗ hổng nghiêm trọng từ cách tiếp cận của phương pháp tư duy phân tích. Những lỗ hổng đó cần phải được nhận thấy như một chướng ngại cho việc giải quyết những vấn đề trong thế kỷ 21 – kỷ nguyên của tốc độ và sự biến động. Một cách nào đó, chúng ta có thể nghi ngờ rằng tư duy phân tích không chỉ là đấng cứu thế mà cũng là kẻ tội đồ khi làm những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong hàng thập kỷ qua càng trầm trọng thêm bằng cách tạo ra những vấn đề mới khi cố gắng giải quyết một vấn đề cũ.
Chúng ta cần có một cách tiếp cận khác cho thời đại này. Chính chúng ta đã góp phần tạo nên một xã hội đầy sự tinh tế và cũng phức tạp không kém, nhưng phương pháp tư duy của chúng ta chưa được thay đổi trong hàng trăm năm qua trong khi thế giới đã thay đổi rất nhiều. Để chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho chính mình và cho hành tinh chung của chúng ta, đã đến lúc cần phải áp dụng Tư duy đột phá phi thường EBT.
Tham khảo thêm các thông tin về Tư duy đột phá tại Trung tâm Tư duy đột phá chính thức tại Việt Nam: http://www.tuduydotpha.com/
Facebook fanpage để tương tác, thảo luận về Tư duy đột phá: https://goo.gl/i58EEM
tư duy và tưởng tượng có mối quan hệ với nhau như thế nào tại sao lại có một số vấn đề sử dụng tư duy nhưng lại có một số vấn đề lại
sử dụng tưởng tượng
Tưởng tượng là một thành phần trong quá trình tư duy (nhớ, hiểu, kết nối các điểm đã hiểu, tìm các suy luận mới – tưởng tượng). Ta sẽ sử dụng trí tưởng tượng nhiều hơn trong khi đi tìm hình ảnh tương lai của giải pháp muốn làm. Chúc chị Hạnh ngày vui.