Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Trong học thuật, cũng như cuộc sống, một sự vật hiện tượng dưới những góc nhìn, cách diễn giải khác nhau, sẽ có những định nghĩa khác nhau. Văn hóa doanh nghiệp cũng vậy, ứng với mỗi giai đoạn, mỗi ứng dụng sẽ có những định nghĩa khác nhau.
Richard Perrin cho rằng “Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị và lễ nghi, là chất keo gắn kết các thành viên trong tổ chức.”. Alan Adler thì nhận định “Văn hóa doanh nghiệp là sự văn minh tại nơi làm việc”. Còn đối với Michael Watkins “Văn hóa chính là hệ thống miễn dịch của tổ chức.”
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam, IMT đã đưa ra “mô hình 3 lớp Văn hóa” đơn giản mà hiệu quả để mọi người dễ hình dung và cùng có cái nhìn chung về Văn hóa. Ba lớp bao gồm TIN-NGHĨ-LÀM. Với mô hình này, Văn hóa đơn giản là:
- Ở đây ai cũng tin làm vậy
- Ở đây ai cũng nghĩ như vậy
- Ở đây ai cũng làm như vậy.
Những con người sống trong văn hóa này sẽ gắn liền với cảm xúc “Tôi” là một phần của “Chúng ta”. Không nói đâu xa, Văn hóa thể hiện qua các câu nói mà ta rất thường hay gặp: “Ở đây, nó là vậy đó”, “Ở đây không ai làm như vậy đâu”…

Theo định nghĩa của IMT, văn hóa là những gì còn giữ chúng ta lại với nhau, sống được với nhau trong một bản sắc chung nhất, kể cả khi tất cả những thứ khác mất đi.
Văn hóa quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Văn hóa giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi từ môi trường bên ngoài, và là nội lực để doanh nghiệp phát triển liên tục từ bên trong.
Thứ nhất, nếu văn hóa phù hợp với các giá trị và động lực nội tại của các thành viên, sẽ thúc đẩy từng cá nhân trong tổ chức đó phát triển. Có thể ví nhân viên gặp văn hóa công ty tốt sẽ như “cá gặp nước”, còn gặp văn hóa không phù hợp thì như “cá gặp nước sôi”. Khi mỗi nhân viên cảm thấy được thoải mái để phát triển, thì tập thể sẽ phát triển, từ đó toàn bộ doanh nghiệp sẽ phát triển. Một văn hóa tốt còn hỗ trợ cho việc tuyển dụng nhân tài – những người có năng lực tốt và cùng theo đuổi những giá trị mà tổ chức đang coi trọng.
Thứ hai, về mặt cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp mang một bản sắc riêng, doanh nghiệp có thế mạnh gì, điểm yếu ra sao sẽ được thể hiện ở một tầng cao hơn là văn hóa; có thể nói văn hóa bao hàm và thể hiện rất rõ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Văn hóa hình thành theo thời gian, theo từng giai đoạn thăng trầm, và là cộng hưởng từ tập hợp các nét đặc trưng riêng của các thành viên, do đó việc bắt chước gần như không thể, từ đó trở nên rất quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của công ty.
Thứ ba, về mặt chiến lược, hãy thử tượng tượng doanh nghiệp sẽ ra sao nếu doanh nghiệp muốn đi trên một con đường dài, trong một tương lai bất định, nhưng lại là một tập thể rời rạc, không có tính đồng bộ và gắn kết? Trong dài hạn, văn hóa sẽ tạo dựng giá trị quan cho nhân viên, mang lại sự tự hào và tự nguyện cho từng cá nhân trong suốt quá trình làm việc. Chỉ khi ấy, từ cá nhân đến tập thể tổ chức mới là một khối hoàn chỉnh, mạnh mẽ và ổn định trong từng mắt xích, giữ được sự kiên cường để cùng đồng hành xuyên suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Vai trò của tư vấn trong xây dựng văn hóa

Văn hóa doanh nghiệp sẽ nhen nhúm, bộc phát và rời rạc, đôi khi đi lệch với định hướng (văn hóa tự phát) nếu không có kế hoạch và lộ trình xây dựng phù hợp, đúng đắn. Doanh nghiệp có thể chọn tự xây dựng văn hóa nội bộ, hoặc thuê đơn vị tư vấn bên ngoài. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều đơn vị tư vấn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu đánh giá và lên lộ trình triển khai xây dựng, nâng tầm văn hóa. Vậy chức năng và vai trò của các đơn vị tư vấn này là gì?
- Nhà tư vấn là một bên thứ 3 mà doanh nghiệp dễ dàng truyền tải đầy đủ và chính xác thông tin hiện trạng. Trong một môi trường doanh nghiệp đã tồn tại lâu dài, việc một cá nhân hoặc các nhóm chức năng, phòng ban khác nhau bày tỏ quan điểm, suy nghĩ một cách thẳng thắn với nhau sẽ rất khó khăn, cần một trung gian để gắn kết và giúp các bên hiểu nhau, từ đó sẵn lòng thể hiện ý kiến.
- Nhà tư vấn có cái nhìn khách quan và thẳng thắn hơn đối với các đặc thù của doanh nghiệp, cũng như các “lỗ hỏng”, những khoảng cách trong tổ chức với văn hóa mong muốn xây dựng.
- Nhà tư vấn có chức năng khai vấn, đào sâu tìm hiểu bản chất thật sự về hiện trạng và nhu cầu mong muốn của doanh nghiệp. Sau đó, kết hợp tính đặc thù của doanh nghiệp với các nghiên cứu phù hợp nhằm đưa ra các phương pháp, công cụ khoa học vào quá trình hình thành, xây dựng văn hóa.
- Nhà tư vấn hỗ trợ và cung cấp các bằng chứng, cơ sở logic để Ban lãnh đạo căn cứ ra quyết định khi xây dựng văn hóa. Khi trưng cầu “dân ý”, sẽ khó tránh khỏi mâu thuẫn, cãi tranh ai đúng ai sai. Đặc biệt là các vấn đề liên quan văn hóa thì càng khó để phân định phải trái. Vì thế, khi có sự phân tích và cái nhìn khách quan từ tư vấn uy tín là bên thứ ba, các lãnh đạo quản lý sẽ đỡ phải đau đầu khi ra quyết định cũng như tìm cách phân giải đôi bề.
Có cần thiết thuê đơn vị tư vấn ?

Tùy theo mức độ quy mô, năng lực của đội ngũ và định hướng phát triển mà doanh nghiệp chọn hay không chọn đơn vị tư vấn, cũng như chọn đơn vị tư vấn nào cho phù hợp. Sẽ có những khía cạnh mà doanh nghiệp cần xem xét, đặt câu hỏi để biết rằng mình có nên thuê đơn vị tư vấn hay không:
- Doanh nghiệp đã phát biểu văn hóa thành lời hay văn bản chưa? Nhân viên có được truyền thông về văn hóa chưa? Có hiểu đúng và hiểu giống nhau hay không? Nếu các câu trả lời là chưa và không thì doanh nghiệp vẫn chưa xây dựng được văn hóa cụ thể và hiệu quả.
- Văn hóa muốn mạnh phải được khởi xướng và truyền cảm hứng từ bên trên, sau đó lần lượt phổ biến xuống các cấp dưới (top-down), hiện tại doanh nghiệp đã thực hiện được điều này chưa? Doanh nghiệp cần cân nhắc điều kiện này nếu muốn xây dựng một văn hóa vững chắc, mạnh mẽ.
- Khi thay thế các lãnh đạo hay quản lý, văn hóa tổ chức có bị tác động thay đổi theo hay không? Việc văn hóa không ổn định và phụ thuộc vào cấp trên là một dấu hiệu của văn hóa yếu, kém. Doanh nghiệp cần xem xét và có lộ trình điều chỉnh, lúc này các ý tưởng thay đổi nên đến từ bên ngoài thay vì nội bộ.
- Khi xây dựng văn hóa, nội bộ công ty có mâu thuẫn, hay không thể dàn xếp, xử lý các ý kiến trái chiều? Đôi khi trong nội bộ doanh nghiệp, sẽ có những mong cầu và kỳ vọng khác nhau, không thể hòa giải. Thậm chí đôi khi các ý tưởng trái chiều đó lại không thực sự mang lại phương hướng đúng đắn. Nếu muốn thống nhất ý tưởng, xây dựng một văn hóa lâu dài, doanh nghiệp cần một đơn vị tư vấn có khả năng hòa giải và thuyết phục các bên bằng một phương án phù hợp hơn.
Vậy, nếu doanh nghiệp không có khả năng tự đánh giá được hiện trạng và không đủ năng lực triển khai văn hóa, thì giải pháp tốt và an toàn nhất là lựa chọn một đối tác tư vấn văn hóa đủ năng lực và uy tín. Lúc này, doanh nghiệp sẽ đương đầu với bài toán khác, đó là chọn doanh nghiệp tư vấn sao cho đúng, cho phù hợp để mang lại hiệu quả và thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp lâu dài.
Tại IMT, chúng tôi luôn đề cao đặc thù của doanh nghiệp, và phương châm xây dựng văn hóa phải đồng hành với chiến lược kinh doanh. Song song đó, các chuyên gia tại IMT còn cung cấp các cơ sở khoa học để hỗ trợ Ban lãnh đạo ra quyết định, hoạch định. Cam kết đồng hành với doanh nghiệp từ khảo sát, tư vấn, đến triển khai ra kết quả cuối cùng. Xem thêm thông tin tại đây hoặc fanpage: https://www.facebook.com/imtvietnam/
Hy vọng các thông tin trên sẽ mang đến cho doanh nghiệp những nền tảng và hiểu biết hữu ích khi tiến hành đánh giá, xây dựng văn hóa. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp giải đáp được phần nào băn khoăn cho câu hỏi: “Nên hay không nên thuê đơn vị tư vấn xây dựng văn hóa”. Chúc các quý doanh nghiệp luôn thành công.
Thực hiện bởi
Quốc Thông, Xuân Bình
IMT
Tham khảo ý kiến từ Chuyên gia Lưu Nhật Huy