[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/2″][vc_column_text]

4 bài test cơ bản để tránh quyết định sai

Cách giải quyết 06 nguyên nhân cơ bản dẫn đến quyết định sai lầm là trả lời 04 bài test cơ bản để kiểm tra tính đạo đức của quyết định như sau:

Test #1 – Đáng hay không đáng làm (common sense): hãy tự hỏi thực sự việc mình làm có đáng phải làm hay chỉ là vì ta đang quyết định theo cảm xúc nhất thời như một cơn giận giữ hay vì đang thù ai đó vì hành động trong quá khứ của họ chẳng hạn, hoặc dập tắt sự vội vã trong hành động theo tâm lý của một người mang ơn.

[/vc_column_text][vc_single_image image=”457″ img_link_target=”_self” img_size=”full”][/vc_column][vc_column width=”1/2″][vc_column_text]

Test #2 – Ánh sáng ban ngày (light of day): ta sẽ thấy thế nào và việc gì sẽ xảy ra nếu bạn bè, người thân, giới truyền thông đại chúng biết chính ta làm chuyện này. Đây là một cái “thắng/phanh” khá hiệu quả cho những lúc con người xấu trong ta trỗi dậy! Khi đứng trước sức ép của công luận hay đơn giản những câu hỏi ngây thơ của chính đứa con mình, doanh nhân sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định nên làm chuyện mà thoạt đầu họ nghĩ rằng chỉ có trời biết, đất biết và ta biết mà thôi.

Test #3 – So sánh với con người tốt đẹp mà mình mong muốn trở thành nhất (“yourself at best”): xem có phù hợp với những giá trị ấy không. Mỗi người thường bước vào đời với những ước vọng cao đẹp, nhưng dần dần những ước vọng cứ giảm dần và không biết từ lúc nào, người ta bắt đầu cho phép mình làm những điều trước đây mình nghĩ là xấu chỉ với một câu “thôi kệ, đằng nào thì cũng…”. Người ta thường dùng hoàn cảnh để biện minh cho hành động, và những quyết định sai lầm lại được viện cớ thành tính linh động. Tuy nhiên, người ta lại quên đi rằng để trụ vững trong một thế giới biến đổi thì lại càng phải có một cái tâm vững chãi và tuyệt đối phải hành xử nhất quán với những nguyên tắc cơ bản của mình. Nếu anh là một người nay thế này mai thế khác thì sẽ nhanh chóng nhận được hậu quả là mất đi lòng tin. Mà mất lòng tin là mất tất cả.

Test #4 – Ý tưởng sạch (purified idea): tự hỏi mình đang làm theo suy luận đúng đắn của mình hay mình chỉ đang bị nhồi nhét, lôi cuốn theo ý tưởng của người khác. Bài test này khắc phục tư duy kiểu Á Đông thường nghe theo chỉ dẫn của bề trên hơn là tư duy phân tích phê phán riêng của mình, và hành động theo lòng kính trọng hay sự cả nể, tránh xung đột cá nhân mặc dù biết rằng hành động như vậy là sai theo logic vấn đề. Rất hữu hiệu trong trường hợp làm việc trong cơ chế quyết định tập thể hay bị ảnh hưởng bởi các sếp, đặc biệt là dạng sếp hay “cõng khỉ” – thích xen vào mọi chuyện của người khác, hoặc khi chúng ta phát hiện ra rằng vị chuyên gia cố vấn hàng chục năm kinh nghiệm đang cố gắng thuyết phục ta hành động theo kinh nghiệm và viễn cảnh của họ.

Như vậy, đạo đức trong kinh doanh không chỉ bao gồm các tiêu chuẩn quy định chúng ta nên làm điều gì mà hơn thế nữa, nó không phải là điều ta “phải” làm mà chính là điều ta “muốn” làm. Ai cũng có một cuộc sống nhẹ nhàng và hạnh phúc. Không có sự giàu sang hay danh vọng nào có thể bù đắp được khoảng trống vô cùng khi ta đánh mất sự thanh thản. Sử dụng 5 bài test đơn giản trên sẽ giúp chúng ta sống thanh thản hơn, dù biết rằng để có được sự thanh thản ấy ta sẽ phải đánh đổi rất nhiều điều.

LƯU NHẬT HUY – CEO Viện IMT

[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *