Để làm việc hiệu quả cần công cụ đủ mạnh. Công cụ mạnh giúp xác định đúng việc cần làm (do the right thing) và làm đúng cách (do the thing right). Từ những năm 60 với yêu cầu về chất lượng ngày càng tăng, ông Ishikawa Kaoru với vai trò là người đứng đầu nhóm kiểm soát chất lượng tại công ty đã đưa ra những “Công cụ luôn mang theo bên mình” để cải tiến chất lượng đó là 7 công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản. Trong quá trình áp dụng, những công cụ này không chỉ được áp dụng trong kiểm soát chất lượng mà còn được áp dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp, nhiều lĩnh vực ngành nghề.
Công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản là gì?
7 công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản là:
- Những công cụ được thiết kế dựa trên việc sử dụng phương pháp thống kê
- Do vậy thường được dùng để giải quyết các vấn đề phát trong quá trình dựa trên dữ liệu. Các dạng phân phối của những vấn đề khác nhau được tính toán và đưa ra các loại công cụ phù hợp, từ đó giúp dễ dàng nhận diện ra các vấn đề, xu hướng của vấn đề và giải quyết vấn đề hiệu quả, triệt để hơn
Ứng dụng 7 công cụ kiểm soát chất lượng cơ bản?
Tổ chức luôn có rất nhiều quá trình liên kết với nhau, nếu chỉ giải quyết vấn đề cục bộ, thiếu triệt để thì đôi khi không mang lại hiệu quả thậm chí còn lợi bất cập hại. Để cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng cũng cần kiểm soát rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và với nhiều nguồn gây biến động. Do vậy, cần tiếp cận theo quá trình và sử dụng dữ liệu từ đó nhận diện các nhân tố trọng yếu và giải quyết vấn đề phát sinh một cách hiệu quả gồm:
- Thu thập dữ liệu
- Nắm bắt hiện trạng
- Phân tích, tìm giải pháp
- Cải tiến và tiêu chuẩn hóa
Các công cụ có thể được áp dụng vào giải quyết vấn đề như sau:
Những lưu ý khi sử dụng 7 công cụ QC:
7 Công cụ kiểm soát chất lượng không khó nhưng cần được hiểu và áp dụng đúng cách mới phát huy được hiệu quả.
- 95% vấn đề có thể giải quyết bằng công cụ thống kê (theo thống kê của Ishikawa Kaoru, 1986). Do vậy, những công cụ này nên được đào tạo cho tất cả nhân viên và khuyến khích họ sử dụng trong việc giải quyết vấn đề
- Giá trị sử dụng của công cụ QC phụ thuộc vào người dùng hoặc mục đích dùng. Nên cần hiểu đúng mục đích sử dụng của từng công cụ và áp dụng phù hợp
- Để công cụ QC đạt hiệu quả cao nhất thì cần sự tham gia, đóng góp ý kiến và phân tích của toàn tổ chức. Các vấn đề chất lượng luôn cần có sự tham gia của các phòng ban để giải quyết triệt để, do vậy các công cụ này cũng thực sự phát huy khi có sự tham gia của toàn tổ chức. Những công cụ này cũng được xem là những công cụ quan trọng cho hoạt động của nhóm chất lượng QCC (Quality Control Circle)
- Điều quan trọng là cần tập trung vào quá trình thu thập dữ liệu để nắm bắt các sự kiện. Các sự kiện khi xảy ra đều có các dấu hiệu nhận biết từ trước nên nếu thu thập được dữ liệu của quá trình nắm bắt được các sự kiện thì có thể đoán trước và thực hiện các hoạt động điều chỉnh phù hợp tránh xảy ra các thiệt hại lớn
- Không thể kì vọng vào 1 biểu đồ kiểm soát thể hiện tốt hiện trạng nếu không phân tầng. Nếu dữ liệu còn bị nhiễu bởi nhiều nhóm yếu tố khác nhau thì sẽ rất khó xác định được chính xác chuyện gì đang xảy ra với quá trình do vậy cần thực hiện phân tầng để tách nhóm trước khi dùng biểu đồ kiểm soát
- Thường thì những vấn đề lớn hay nguyên nhân chủ yếu sẽ giới hạn ở 2,3 hạng mục (Theo nguyên tắc Pareto) do vậy nên tập trung giải quyết triệt để các yếu tố trọng yếu (Vital Few)
- Cho dù là dữ liệu nào thì nó cũng sẽ mang một hình thức phân bổ nhất định, cần xác định dạng phân bổ phù hợp, sử dụng sai, kết quả thu được sẽ làm ra quyết định sai (thường bị ảnh hưởng khi sử dụng sai loại Biểu đồ kiểm soát)
Xem clip về 7 công cụ kiểm soát chất lượng nêu trên tại: https://youtu.be/pyGvAvIjGiQ
Ngoài ra, có thể tìm hiểu thêm nhiều kiến thức quản lý, vận hành hiệu quả khác của IMT tại đây
Đừng quên ghé thăm fanpage của IMT để đặt câu hỏi, thắc mắc chưa rõ cho các chuyên gia tại Viện nhé: fb.com/imtvietnam
Ngoài ra còn có thể gửi thông tin về email: info@imt.vn
Biên tập bởi Bùi Thị Thắm
IMT