Bài viết này tổng hợp các nội dung chính:
- Vấn đề của Doanh nghiệp có thể giải quyết bằng đào tạo hay không?
- Làm thế nào để xác định nhu cầu đào tạo chuẩn xác ngay từ đầu?
Nên bắt đầu với câu hỏi “Liệu các vấn đề hiện tại có thể được giải quyết bằng đào tạo hay không?”
Nếu các doanh nghiệp cứ gặp vấn đề là lại đi thẳng vào làm TNA sẽ tạo ra một kho dữ liệu khổng lồ. Kho dữ liệu ấy cho ra hằng hà sa số các chủ đề đào tạo mà không thể biết điểm bắt đầu nằm ở đâu. Vì thế, cần làm rõ từ đầu việc triển khai đào tạo liệu có đem lại hiệu quả hay không, tác động và sự đóng góp của việc đào tạo lên tổ chức là như thế nào và giải quyết được mục tiêu gì.
Trong quá trình làm việc, quản lý có thể bức xúc về nhân viên của mình và nghĩ rằng đào tạo sẽ giải quyết được vấn đề. Nhưng, trên thực tế có nhiều điều ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân viên hơn thế. Theo chia sẻ của chị Lý – Nguyên Giám đốc Đào tạo VinGroup, TNTalent, các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất thường xuất phát từ 5 nhóm yếu tố:
Doanh nghiệp cần phân tích xem các vấn đề nổi cộm của mình có liên quan đến yếu tố nào. Từ đó, bóc tách vấn đề để xem liệu câu chuyện có giải được bằng đào tạo hay không và đào tạo giải quyết được hoàn toàn hay chỉ là một phần của giải pháp.
Một trong những vấn đề lớn nhất của người làm đào tạo là thực hiện kế hoạch dựa trên yêu cầu của line manager (trưởng bộ phận). Có nghĩa là đánh đồng giữa việc line manager hiểu đâu là điều mà tổ chức cần với điều mà nhân sự thật sự cần. Việc chọn sai vấn đề để giải quyết cũng chính là đang tạo thêm vấn đề để tiếp tục giải quyết. Đào tạo không giải quyết được vấn đề sẽ làm triệt tiêu động lực học về sau nên cần phải trả lời câu hỏi này một cách thận trọng.
Một số vấn đề khó giải quyết chỉ bằng đào tạo hoặc đào tạo chỉ giải quyết được một phần
- Vấn đề liên quan đến cấu trúc tổ chức.
- Tổ chức không có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng. Nhân sự không rõ được phạm vi, nhiệm vụ và thứ tự ưu tiên của các công việc.
- Văn hóa. Các cơ chế, chính sách của công ty mập mờ, không rõ ràng; vai trò của phòng nhân sự mờ nhạt. Những yếu tố như vậy rất khó để giải quyết bằng đào tạo. Dù cho có triển khai đào tạo thì sau đó cũng vẫn sẽ không biết ứng dụng như thế nào. Nếu các vấn đề thuộc tổ chức thì nên xem xét các yếu tố liên quan như quy trình, hệ thống, chính sách…
- Tư duy của người lao động. Có nhiều trường hợp đánh giá việc đào tạo gây thất vọng vì học xong vẫn đâu hoàn đấy, chưa thể ứng dụng được kiến thức.
Làm thế nào để biết được vấn đề có giải quyết được bằng đào tạo hay không?
- Bước 1: Trao đổi lên xuống, ngang dọc với lãnh đạo cấp cao, bộ phận nhân sự và các nhà quản lý để hiểu rõ vấn đề.
- Bước 2: Liệt kê toàn bộ vấn đề và hiện trạng của tổ chức.
- Bước 3: Xem xét trong tập dữ liệu và chọn lọc đâu là vấn đề mà đào tạo có thể giải quyết được.
- Bước 4: Xác định thứ tự ưu tiên, trọng tâm thực hiện và những kết quả mong muốn đạt được.
Khi có nhiều danh mục cần đào tạo, ta sẽ loại trừ dần dần một số thứ, chẳng hạn như:
- Không cần thiết phải tổ chức đào tạo những thứ thuộc về tiêu chuẩn công việc. Những người giữ vai trò ở từng vị trí phải tự chịu trách nhiệm hoàn thành công việc để đáp ứng được chuẩn năng lực cho vị trí công việc.
- Không ưu tiên đưa vào đào tạo những gì không có tác động ngay lập tức, trực tiếp vào vai trò trong công việc và không gắn với mục tiêu của tổ chức.
Đào tạo có tính chất tương hỗ và có tính kết nối. Đào tạo chỉ hiệu quả khi và chỉ khi thay đổi được hành vi để mọi người có thể nhìn nhận hoặc đánh giá được. Cũng như thấy được tác động sau đào tạo tới các hoạt động về sản xuất, kinh doanh, vận hành hoặc những phần liên quan đến phát triển con người…
Kết luận
Nói tóm lại, bước đầu tiên các tổ chức cần làm khi gặp vấn đề là phải làm rõ xem đào tạo có thật sự là giải pháp hoặc là một phần của giải pháp hay không. Bởi lẽ, nếu ngay từ đầu đã xác định sai sẽ gây nguy cơ tạo thêm nhiều vấn đề mới cho doanh nghiệp. Đồng thời gây lãng phí thời gian, chi phí và nguồn lực của tổ chức.
Cùng chờ đón phần tiếp theo: “Làm thế nào để xác định nhu cầu đào tạo chuẩn xác ngay từ đầu?” sau khi đã xác định được việc lập kế hoạch đào tạo chính là chìa khóa giải quyết vấn đề.
—-
Tổng hợp: Nguyễn Hoàng Phát – Cao Trần Quỳnh Nhã
GHi nhận từ thông tin của các diễn giả
- ThS. Trần Thị Thu Hồng – Giám đốc ACEX, 30 năm kinh nghiệm quản lý cũng như cung cấp dịch vụ tư vấn, hướng dẫn, kèm cặp trong các khía cạnh khác nhau của nhân sự như văn hóa, phát triển tổ chức, tìm kiếm và phát triển tài năng, quản lý hiệu suất và các chủ đề khác của quản lý nhân sự qua các dự án tại Red Sun, BID group, Viettel, Elmich, Goldsun Group, Golden Gate, DLS,…
- ThS. Đinh Phương Lý – Nguyên Giám đốc Đào tạo Vingroup, TNTalent – Là chuyên gia Nhân sự với hơn 18 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty Startup, FDI, Liên doanh,… Cô từng là CHCO – LiveSpo Pharma Global, Giám đốc Nhân sự Luxury Brand – Vinpearl, Giám đốc Nhân sự và Tổ chức – Ariston Thermo Vietnam,…
Tham khảo cách thức xây dựng KPI & OKR thông qua Hội thảo “Quản trị hiệu quả với KPI & OKR – Xác lập ĐÚNG, triển khai đạt KẾT QUẢ”.
Để cập nhật nhanh chóng tin tức về những chương trình sắp tới của Viện IMT, mời các bạn kết nối với chúng tôi qua Fanpage Facebook IMT Business Excellence – Viện IMT.