Tổn thất và lãng phí là những yếu tố làm ngăn cản dòng chảy của hệ thống sản xuất. Khi những tổn thất hay lãng phí này còn hiện hữu trong doanh nghiệp của chúng ta thì nó càng thêu đốt tiền và hủy hoại lợi nhuận của doanh nghiệp chúng ta. Cho nên, việc ứng dụng một chỉ số đo lường nào đó vừa đơn giản vừa hiệu quả thì đó chính là điều mà doanh nghiệp nào cũng thực sự cần. Vậy chúng ta thử xem công cụ OEE này có giúp cho chúng ta giải quyết được vấn đề đó không nhé.
6 loại tổn thất lớn trong sản xuất
Nếu hệ thống sản xuất của chúng ta được xem như một “Cái xô nước bị thủng” thì những vết thủng trên xô nước ấy được ví như là những tổn thất, mất mát trong hệ thống của chúng ta. Và khi ta nhận diện ra được 6 tổn thất như:
- Tổn thất do hư hỏng
- Tổn thất do cài đặt, thiết lập
- Tổn thất do máy chạy không tải
- Tổn thất do làm giảm tốc độ
- Tổng thất do sai lỗi trong sản xuất
- Tổn thất do sai lỗi khi khởi động
Thì những tổn thất đó liên quan tới hiệu suất vận hành của thiết bị. Để đo lường và đánh giá chúng người ta thường sử dụng chỉ số OEE
Chỉ số OEE cung cấp cho chúng ta 3 thước đo
- Thước đo 1: Đó là thước đo về Sẵn sàng. Thước đo này giúp cho chúng ta trả lời được câu hỏi: “Liệu rằng máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và con người của chúng ta có sẵn sàng đáp ứng cho kế hoạch sản xuất hay không?”
- Thước đo 2: Đó là thước đo về Hiệu suất. Thước đo này giúp cho chúng ta trả lời được câu hỏi: “Liệu rằng máy móc thiết bị và con người có vận hành để đạt đúng thiết kế công suất ban đầu hay không?”
- Thước đo 3: Đó là thước đo về Chất lượng. Thước đo này giúp cho chúng ta trả lời được câu hỏi: “Liệu rằng sản phẩm làm ra đạt đúng chất lượng ngay lần đầu có cao hay không?”
Để tính OEE thì ta sử dụng công thức đơn giản, bằng cách nhân 3 chỉ số Sẵn sàng, Hiệu suất, Chất lượng lại với nhau. Công thức tính OEE được trình bày như hình bên dưới:
Có một chia sẻ khá thú vị trong quá trình đội dự án IMT đi làm dự án thực tế về TPM, thì khi mới bước chân vào các Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, các Doanh nghiệp đều rất tự tin với chỉ số OEE của mình đạt từ 80-90%, tuy nhiên khi tính toán lại thì OEE của các Doanh nghiệp đó chỉ đạt từ 30-60%. Lý dó có sự chênh lệch như thế này có nguyên nhân chủ yêu thường gặp là do chúng ta đưa ra giá trị Cycle Time chưa chính xác, mà Cycle Time lại là thành phần quan trọng để tính chỉ số P (Hiệu suất) trong OEE, cho nên Cycle Time không chính xác thì OEE cũng sẽ không chính xác theo.
Nguyên nhân thứ nhất có thể là do: chưa phân tích kỹ càng về Cycle Time của từng hoạt động trong sản xuất, cho nên vô tình khi bấm giờ tính Cycle Time thì những hoạt động lãng phí không tạo ra giá thực sự cũng được tính vào nên Cycle Time đo được lại lớn hơn so với bản chất thực sự của nó.
Nguyên nhân thứ hai có thể do: phương pháp tính toán giá trị Cycle Time bình quân chưa chính xác
Trong sản xuất, chúng ta cũng có khá nhiều chỉ số liên quan mật thiết đến chỉ số OEEE (như dưới hình vẽ)
Đặc biệt, từ chỉ số OEE chúng ta cũng có thể đưa ra mức độ khả năng của cải tiến bằng những con số cụ thể. Thí dụ: chúng ta có bài toán như sau:
Nếu chúng ta tăng OEE thêm 6% thì sản lượng sẽ tăng thêm 1,641 đơn vị sản phẩm trong một ngày tương đương doanh thu tăng thêm $22.974, và điều này làm sản lượng tăng 9%. Để tăng OEE lên 6% thì các thành phần trong OEE cũng tăng theo như: A tăng 5%, P tăng 2%, Q tăng 0.2% => Từ con số cụ thể đó chúng ta sẽ có chỉ số KPI cho từng khu vực cải tiến.
Ngoài ra, để tính bài toán về thời gian sản xuất thì dựa vào chỉ số OEE này chúng ta cũng có thể đưa ra mức độ khả năng cải tiến thời gian sản xuất này. Nếu OEE tăng thêm 6% và đầu ra vẫn không thay đổi, thay vì sản lượng 18.194 đơn vị sản xuất phải làm trong 16 giờ, thì sản lượng 18.194 đơn vị chỉ cần sản xuất mức thời gian 14.7 giờ => giảm 1.3 giờ/ngày. Từ thời gian sản xuất giảm này, chúng ta cũng có thể quy đổi về giá trị làm lợi của nó bằng tiền.
Xem thêm về OEE qua clip được thực hiện bởi IMT tại đây: https://youtu.be/i9McXikGOxs
Từ góc nhìn của OEE sẽ giúp cho chúng ta nhận diện ra nhiều vấn đề trong doanh nghiệp. Đây là một chỉ số, công cụ đơn giản và dễ áp dụng cho mọi loại hình tổ chức sản xuất. Nếu các bạn có thắc mắc hoặc chưa rõ cách thức tính toán thì hay liên hệ chúng tôi tại Email: info@imt.vn hoặc Facebook: fb.com/imtvietnam để được giải đáp và tư vấn cho bạn một cách thấu đáo.
Biên tập bởi Nguyễn Thanh Đức
Project Manager, IMT