KPI hay OKR sẽ hiệu quả hơn? – Đây là câu hỏi mà rất nhiều nhà lãnh đạo, quản lý băn khoăn khi lựa chọn phương pháp quản trị mục tiêu cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, IMT sẽ cùng thảo luận với Anh Chị về bản chất, những điểm khác nhau giữa KPI và OKR, đâu là phương pháp mà doanh nghiệp nên lựa chọn.
Quản trị hiệu quả cũng giống như leo núi!
Để đạt được mục tiêu thì có rất nhiều con đường để đi. Đi như thế nào là do kỹ năng và nguồn lực của doanh nghiệp.
Khi muốn quản trị hiệu quả tổ chức, đầu tiên phải đặt mục tiêu kỳ vọng và xem xét có đủ nguồn lực, khả năng đạt được không hay chỉ là mơ ước?
Tiếp theo, cần xác định được mốc nhất định phải đạt được, các cột mốc này cung cấp cho chúng ta những đánh giá rất quan trọng rằng chúng ta đã đi được đến đâu. Tại đó, chúng ta dừng lại để đánh giá khó khăn, thuận lợi, khả năng để xem mốc tiếp theo cần làm gì. Những mốc này còn được gọi là MỐC KIỂM SOÁT KẾT QUẢ HOÀN THÀNH. Khi đạt được từng mốc mới có khả năng đạt được điểm mong muốn ở đỉnh.
Như vậy, KPI hay OKR không khác gì nhau, quan trọng là hiểu rõ bản chất và xác định chính xác nó là gì.
Làm thế nào để biết nên sử dụng KPI hay OKR?
KPI (Key Performance Indicator): là chỉ số đo hiệu quả chính, đo lường kết quả quyết định các mốc/ mức độ hoàn thành mục tiêu. Đồng thời, là điểm dừng để đánh giá xem còn bao nhiêu nguồn lực để làm tiếp, cần bổ sung, điều chỉnh gì thêm? Vì khi lập kế hoạch, các điều kiện đầu vào đều là giả định dựa trên quá khứ/tương lai & có thể không chính xác. Lập kế hoạch không đồng nghĩa với việc đưa ra lộ trình và làm theo một cách máy móc, mà là một kế hoạch nhằm kiểm soát các mục tiêu. Kế hoạch luôn thay đổi và cần điều chỉnh thường xuyên (các điều chỉnh kế hoạch thường nhiều hơn 20%).
OKR (Objectives – Key Results): đề cập đến mục tiêu chính, kết quả chính. Kết quả chính là các kết quả chủ chốt dùng để xác định được các mốc hoàn thành hoặc mức độ hoàn thành mục tiêu.
Muốn làm KPI đúng thì việc đầu tiên KHÔNG phải là đo cái gì!
Việc đầu tiên phải làm là xác định Kỳ vọng hiệu quả và Định hướng chiến lược. Giải quyết một vấn đề dù nhỏ đến đâu cũng phải có chiến lược – những chiến lược dựa trên kỳ vọng.
Kế tiếp, xác định vùng ảnh hưởng để tạo ra kết quả và các chỉ số đo lường. Bản chất của KPI là đo kết quả hoàn thành, vì vậy, phải biết kết quả là gì thì mới tiến hành đo được.
Cách khác để lập kế hoạch và quản trị hiệu quả
OKR cũng tương tự như KPI là xác định kỳ vọng hiệu quả và định hướng. Xác định đúng chính xác vấn đề và đo lường nó.
Nguyên tắc 80 – 20 trong quản trị hiệu quả
Theo nguyên tắc 80-20, khi có quá nhiều chỉ số để quản lý lúc đầu, chúng ta liệt kê theo dạng đo hành động phải làm và xác định đâu là hành động tạo ra 80% kết quả.
Kế hoạch hiệu quả phải xác định đúng vấn đề giải quyết, chọn đúng thứ tạo ra kết quả. Khi đó sẽ sử dụng được nguồn lực ít nhất, tối ưu nhất và cho kết quả nhanh nhất.
KPI và OKI – điểm khác biệt chính
Về mặt kỹ thuật thì hai phương pháp này là giống nhau. Điểm khác biệt là OKR không ngay lập tức đụng đến chỉ số đo, nên đây là một phương pháp giúp định hướng cách suy nghĩ tạo ra kết quả.
Lưu ý bỏ túi
- Chỉ số đo không phải là yếu tố quyết định hiệu quả.
- Luôn luôn đánh giá, xác định đúng vấn đề cần giải quyết.
- Luôn luôn cố gắng tìm những điểm mấu chốt, quan trọng nhất để giải quyết vấn đề thay vì cố gắng tìm cách đo công việc mình làm
- Tránh cái sai cũ bằng cách không làm lại đúng cách mình vừa làm sai.
Đọc thêm: 6 tiêu điểm cần lưu ý khi triển khai KPI – IMT
Cập nhật các thông tin mới nhất về các sự kiện của IMT và CLB AVAS tại:
- Fanpage IMT: IMT Business Excellence – Viện IMT | Ho Chi Minh City | Facebook
- Group Zalo Business Excellence: https://zalo.me/g/vrrfkd263