Lịch sử của hình thành Câu chuyện Kiểm soát chất lượng
(QC Story – Quality Control Story)
Người viết: Nguyễn Thanh Đức, PM, IMT
Thập niên những năm 1960, người Nhật đã đưa ra mô hình Vòng tròn chất lượng (QCC-Quality Control Circle) để thu hút tất cả người vận hành tham gia vào hoạt động kiểm soát chất lượng.
Để hoạt động giải quyết vấn đề được hiệu quả, các thành viên phải tuân thủ theo chu trình PDCA. Trong đó họ lập kế hoạch cải tiến, thực hiện những gì đã lên kế hoạch, kiểm tra và phân tích những gì đã thực hiện và hành động dựa trên kết quả kiểm tra. Quá trình giải quyết vấn đề này thường được gọi là Câu chuyện kiểm soát chất lượng (QC Story). Mỗi câu chuyện thể hiện cách thức giải quyết vấn đề một cách có hệ thống của các thành viên QCC.
QC Story không chỉ hướng tới kết quả cụ thể mà còn giúp các thành viên nắm bắt các công cụ và phương pháp để giải quyết vấn đề về chất lượng.
QC Story có thể áp dụng cho bộ phận sản xuất, dịch vụ, quản lý kinh doanh và nghiên cứu phát triển nhằm tạo ra bầu không khí tích cực, môi trường làm việc thoải mái nhằm góp phần nâng cao năng suất và chất lượng.
QC Story là gì?
Là một phương pháp giải quyết vấn đề có hệ thống để xác định, phân tích và khắc phục các vấn đề về chất lượng. QC Story cung cấp một khung giải quyết vấn đề có cấu trúc để thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục.
Chúng ta thường biết đến các phương pháp giải quyết vấn đề có cấu trúc khác nhau như: A3, Toyota Kata, DMAIC, 8D. Những phương pháp này đều có nhiều nét tương đồng nhau. Đặc biệt, chúng đều xuất phát từ nền tảng ban đầu là QC Story.
So sánh các phương pháp giải quyết vấn đề và QC Story
PDCA |
QC Story |
DMAIC |
A3 |
8D |
Lập kế hoạch |
Lựa chọn chủ đề |
Xác định (Define) |
Xác định vấn đề |
Tạo nhóm & thu thập thông tin Mô tả vấn đề |
Mô tả hiện trạng vấn đề |
Đo lường (Measure) |
Phân tích vấn đề |
||
Thiết lập mục tiêu |
Xác định các hành động ngăn chặn tạm thời |
|||
Phân tích và xác định nguyên nhân gốc rễ |
Phân tích (Analyze) |
Phân tích nguyên nhân |
Phân tích nguyên nhân gốc rễ |
|
Xây dựng giải pháp |
Xác định các hành động khắc phục có thể |
|||
Thực hiện |
Triển khai giải pháp |
Cải tiến (Improve) |
Hành động khắc phục |
Thực hiện các hành động khắc phục |
Kiểm tra |
Đánh giá kết quả |
Kiểm soát (Control) |
Đánh giá kết quả |
Xác định các hành động để tránh tái diễn Công nhận thành công của nhóm |
Hành động |
Chuẩn hóa công việc Tự đánh giá và lập kế hoạch kế tiếp |
Tiêu chuẩn hóa |
Hai loại QC Story
-
Loại thứ nhất là Câu chuyện giải quyết vấn đề. Loại này được sử dụng để thu hẹp khoảng cách giữa tiêu chuẩn hiện tại và hiệu suất thực tế bằng cách tìm và giải quyết các nguyên nhân của vấn đề.
-
Loại thứ hai là Câu chuyện giành được thách thức (challenge achievement story). Loại này được sử dụng để đạt được mức hiệu suất mới và cao hơn.
Nhiều tổ chức thường bắt đầu từ bằng việc nắm vững cách tiếp cận QC Story cơ bản rồi sau đó điều chỉnh quy trình cho phù hợp với những thách thức mới. Điều này giúp cho họ tham gia sâu vào các lĩnh vực kinh doanh mới, tung ra sản phẩm mới hoặc thiết kế lại hoạt động giao hàng.
QC Story hoạt động như thế nào?
Ứng dụng 7 công cụ kiểm soát chất lượng vào từng bước của QC Story
Trên quy trình giải quyết vấn đề QC Story, các công cụ trong 7 công cụ giải quyết vấn đề chất lượng chẳng hạn như checksheet, biểu đồ nhân quả, biểu đồ kiểm soát…được tích hợp chặt chẽ để cung cấp dữ liệu ra quyết định và giải quyết vấn đề
Case study: Đón tiếp tục theo dõi một số dự án do IMT thực hiện nhé!