Văn hóa doanh nghiệp: đồng bộ và gắn kết văn hóa

văn hóa doanh nghiệp: đồng bộ và gắn kết

Lưu Nhật Huy, MD – IMT

Văn hóa doanh nghiệp thường được nghĩ đến như là các nguyên tắc mà nhân viên phải tuân thủ – phải theo, không được làm trái và cũng không được đặt câu hỏi. Tuy nhiên, theo Gartner (2022) nếu thiếu đi sự gắn kết, nhân viên chỉ đơn giản là tuân thủ theo kỳ vọng của người sử dụng lao động. Khi nhân viên không thực sự quan tâm đến văn hóa từ trái tim, văn hóa khó có thể được duy trì. 

Sự kết nối văn hóa làm tăng hiệu suất của nhân viên lên tới 37% và giữ chân nhân viên lên tới 36%. Do đó, các nhà lãnh đạo phải có chủ đích hơn về sự kết nối, “thẩm thấu” trong thời gian dài và liên tục để khiến nhân viên cảm thấy được kết nối.

Theo kinh nghiệm triển khai văn hóa doanh nghiệp của IMT, sau những bước đầu truyền thông rầm rộ, doanh nghiệp thường có xu hướng “ép” nhân viên làm theo các nguyên tắc và hướng dẫn hơn là hỏi ý của nhân viên. Văn hóa mất đi 4 chữ “dễ”: dễ hiểu – dễ cảm – dễ dùng – dễ chia sẻ.

Từ trí óc đến trái tim: 2 thành phần trong văn hóa doanh nghiệp

Mô hình của Gartner sẽ bao gồm 2 khía cạnh

1.) Đồng bộ Văn hóa (culture alignment, não trái logic) – tức khả năng ghi nhớ, tin tưởng và thực hành giá trị cốt lõi vào công việc

  • Nhân viên biết văn hóa tổ chức mình là gì. Họ có thể nhớ được, mô tả đúng về định nghĩa và hành vi được yêu cầu.
  • Nhân viên tin rằng văn hóa phù hợp với tổ chức. Họ có thể rõ nêu lý do vì sao giá trị cốt lõi là gợi ý tốt để thực hiện công việc.
  • Nhân viên có thể thể hiện hành vi văn hóa. Họ thực hành trong công việc hàng ngày của họ, thể hiện qua giao tiếp với đồng cấp, cấp trên và cấp dưới của mình dựa trên các nguyên tắc văn hóa doanh nghiệp.

2.) Gắn kết văn hóa (culture connectedness, não phải cảm xúc) – là khả năng đồng cảm, sự quan tâm và cảm giác thuộc về văn hóa của tổ chức của mình.

  • Nhân viên đồng cảm với văn hóa. Họ thấy sự liên kết giữa giá trị cá nhân của họ và giá trị cốt lõi của tổ chức.
  • Nhân viên quan tâm đến văn hóa. Họ có thể sẵn sàng đứng ra nói rõ những hành vi mà mình thấy không đúng, trở thành người bảo vệ văn hóa của tổ chức.
  • Nhân viên thuộc về văn hóa. Cảm giác văn hóa như một phần của con người mình, định hình cách sống của mình. 

Ngay tại IMT, TS. Phạm Ngọc Tuấn là một đại diện nhiệt thành của 8 giá trị cốt lõi Matsushita sau nửa thập kỷ rời khỏi doanh nghiệp này. Các giá trị “Thuận ứng đồng hóa”, “Lễ tiết khiêm nhường”… mà ông được học từ những năm 1974 vẫn thể hiện qua hành động hàng ngày, cách đối đãi với nhân viên, đối tác của Viện.

Cần phải hiểu đúng và xây dựng đúng về văn hóa doanh nghiệp. Đừng chỉ làm những hoạt động bề ngoài, vì như Inamori Kazuo đã nói: “Công ty là sự gắn kết nhân tâm”.

Sử dụng mô hình đồng bộ và gắn kết trong khảo sát văn hóa doanh nghiệp

IMT thấy rằng có 3 vấn đề thường gặp khiến dự án văn hoá kém hiệu quả, hoặc thậm chí đổ vỡ:

Thiếu kiến thức khoa học và thực tiễn
Đội ngũ đảm nhiệm vai trò phát triển văn hóa không có nền tảng vững chắc, dẫn đến việc triển khai không phù hợp với thực trạng tổ chức. Chẳng hạn như chúng tôi đã gặp trường hợp lãnh đạo định nghĩa: “Văn hóa là tất cả của cải vật chất và tinh thần mà con người để lại”. Định nghĩa này không sai về văn hóa nói chung, nhưng không phải là định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp. Khi không rõ từ định nghĩa, các hoạt động theo sau sẽ dễ lạc hướng.

Triển khai cảm tính, thiếu trọng tâm
Thay vì tập trung xử lý các vấn đề cốt lõi, các dự án thường bị chi phối bởi cảm xúc hoặc giải quyết các biểu hiện bề nổi. Thường chủ tịch hoặc tổng giám đốc công ty sẽ có những mối quan ngại hoặc cảm xúc đặc biệt về một vấn đề trong một tình huống cụ thể. Lèo lái văn hóa công ty theo cảm giác nhất thời như vậy lập tức dẫn đến mâu thuẫn với chính những gì đã nói và làm – không lâu sau đó.

Trở kháng và xung đột nguồn lực
Khi sự thay đổi gặp phải rào cản từ nội bộ mà không được xử lý đúng cách, các mâu thuẫn sẽ kéo dài và làm suy yếu hiệu quả dự án. Văn hóa không nhanh như đi kiếm cơm, và thường cũng không được ưu tiên bằng việc kiếm cơm.

Sử dụng dữ liệu để ra quyết định sẽ giúp chinh phục được các bên liên quan và liên tục cải tiến đúng cách. Hạn chế đi những hạn chế của cách làm văn hóa áp đặt từ trên xuống dưới một chiều hay gặp.

Từ 2 khía cạnh và 6 câu hỏi chính theo mô hình Đồng bộ và gắn kết văn hóa doanh nghiệp của Gartner, chúng ta có thể cụ thể hóa theo các chủ điểm cài đặt văn hóa thành câu hỏi khảo sát. Kết quả khảo sát kết hợp định tính và định lượng sẽ giúp nhận thức đúng về hiện trạng, khoảng cách với mong muốn, và lập ra kế hoạch chạy đúng cho văn hóa.

Dịch vụ tư vấn văn hóa tại IMT

Thấu hiểu tầm quan trọng của việc tái tạo văn hóa doanh nghiệp, IMT khai vấn các giá trị và đảm bảo sự tích hợp chặt chẽ giữa triết lý, sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược và giá trị văn hóa. Lập rõ bức tranh hiện tại về đặc trưng văn hóa và sự gắn kết nhân viên thông qua các nghiên cứu, phân tích chuyên sâu. Xác lập lộ trình làm vững văn hóa, cài đặt hành vi và nâng cao sự gắn kết của nhân viên đồng bộ hóa với các giai đoạn triển khai chiến lược.

Điểm khác biệt chính ở đây là: không chỉ làm truyền thông, IMT có khả năng thực hiện hoạt động cài đặt tích hợp văn hóa trên các khía cạnh lãnh đạo, quản lý năng lực, quy trình – chính sách và hệ thống, trải nghiệm nhân viên.

Liên hệ thêm để dược tư vấn về dịch vụ tái hóa của IMT tại info@imt.vn hoặc điện thoại (028) 36 200 600.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *