Lộ trình tái cài đặt văn hóa doanh nghiệp: Giải pháp cho sự thay đổi bền vững

Lộ trình tái cài đặt văn hóa doanh nghiệp: Giải pháp cho sự thay đổi bền vững

Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ không chỉ giúp gắn kết nội bộ mà còn định hình cách tổ chức phát triển bền vững. Tuy nhiên, nhiều dự án văn hóa thường gặp thất bại, khiến nỗ lực thay đổi trở thành hình thức hoặc không duy trì được lâu dài.

Tại sao cần lộ trình tái cài đặt văn hóa?

Tái cài đặt văn hóa không chỉ dừng lại ở việc xây dựng giá trị cốt lõi hay truyền thông nội bộ. Đây là quá trình đưa văn hóa trở thành một phần không thể tách rời trong hoạt động hàng ngày, từ hành vi của nhân viên đến cách tổ chức vận hành.

3 vấn đề thường gặp khiến dự án văn hoá kém hiệu quả, đổ vỡ

  1. Thiếu kiến thức khoa học và thực tiễn: Đội ngũ tư vấn hoặc dự án không có nền tảng vững chắc, dẫn đến việc triển khai không phù hợp với thực trạng tổ chức.
  2. Triển khai cảm tính, thiếu trọng tâm: Thay vì tập trung xử lý các vấn đề cốt lõi, các dự án thường bị chi phối bởi cảm xúc hoặc giải quyết các biểu hiện bề nổi.
  3. Trở kháng và xung đột nguồn lực: Khi sự thay đổi gặp phải rào cản từ nội bộ mà không được xử lý đúng cách, các mâu thuẫn sẽ kéo dài và làm suy yếu hiệu quả dự án.

Khi các vấn đề này không được nhận diện và giải quyết một cách bài bản, chúng sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc duy trì sự thay đổi lâu dài và bền vững. Một lộ trình cài đặt văn hóa rõ ràng, khoa học và có chiến lược rõ ràng là yếu tố quan trọng để vượt qua những rào cản này.

Lộ trình tái cài đặt văn hóa doanh nghiệp

Cài đặt văn hóa là quá trình đưa giá trị văn hóa vào thực sự vận hành trong tổ chức. Lộ trình cài đặt văn hóa doanh nghiệp theo mô hình này bao gồm 5 bước chính:

  1. Chẩn đoán (Diagnose): Xác định nhu cầu thay đổi văn hóa, đo lường hiện trạng văn hóa, thu thập các insights và yêu cầu chiến lược.

  2. Định hình (Shaping): Xây dựng giá trị cốt lõi, định hướng hành vi và lập kế hoạch thực hiện.

  3. Kích hoạt (Activate): Ban hành tài liệu văn hóa, truyền thông rộng rãi và huấn luyện quản lý để tạo động lực thay đổi.

  4. Tích hợp (Integrate): Đảm bảo văn hóa thấm nhuần trong môi trường qua quy trình, hệ thống và môi trường làm việc.

  5. Duy trì và phát huy (Sustain): Theo dõi, đánh giá, thu thập phản hồi và tối ưu hóa để đảm bảo văn hóa được duy trì và phát triển bền vững.

Làm văn hóa không phải đơn giản là viết ra bộ giá trị. Để biến văn hóa từ phát biểu thành thực hành, truyền thông để tạo nhận thức là bước ban đầu cần thiết, nhưng không chỉ dừng ở đó mà phải tuyển chọn được người phù hợp, đưa vào các trải nghiệm nhân sự tích cực, tạo ra các lãnh đạo có khả năng làm gương và cài đặt vào các tương tác thường xuyên trong quy trình. Đặc biệt hơn cả, sự tham gia của toàn thể nhân viên là yếu tố thúc đẩy sự thành công của dự án văn hóa.

Kinh nghiệm triển khai các dự án tái tạo và phát triển văn hóa doanh nghiệp

Cách thức tiếp cận của IMT

Với triết lý mỗi doanh nghiệp là một thực thể đặc biệt và duy nhất, IMT không áp đặt thành công của khách hàng này vào khách hàng khác. Sự thành công của các dự án văn hóa được kiến tạo từ:

  • Vận dụng phương pháp, mô hình hiện đại, đã được chứng minh thành công kết hợp khả năng triển khai thực tế (tư vấn, trực tiếp): biết phát hiện “nút thắt”, “điểm chết” để vượt qua

  • Chuyên gia có khả năng hoạch định chiến lược, điều hành, phản biện cấp cao phù hợp, không “ngại” đụng chạm

  • Không chỉ tư vấn, IMT đồng hành chặt chẽ với ban lãnh đạo và đội dự án của khách hàng để: hiểu- biết-làm đúng cách- huấn luyện- chuyển giao.

Một số trường hợp biến chuyển văn hóa tiêu biểu IMT đã đồng hành triển khai*

Giới thiệu: Tập đoàn công nghệ hoạt động tại 11 quốc gia với gần 45.000 nhân viên. Từ lĩnh vực viễn thông truyền thống, tập đoàn đã chuyển sang cung cấp dịch vụ số đa ngành, đòi hỏi chuyển đổi từ đầu tư sáng tạo sang văn hóa sáng tạo ươm tạo. Văn hóa công ty có từ 30 năm trước nhưng thiếu sự quan tâm gần đây, khiến các công ty thành viên tự phát triển văn hóa riêng.

Mục đích: Thống nhất và cập nhật lại nền tảng văn hóa của tập đoàn và khung quản trị văn hóa rõ ràng cho các công ty thành viên, nâng  cao nhận thức và mức độ thực hành văn hóa, tích hợp văn hóa với hệ thống vận hành

Phạm vi thực hiện:

  • Khảo sát gần 40.000 nhân viên chính thức, tổ chức các phiên làm việc cùng Ban lãnh đạo 22 đơn vị thành viên

  • Khám phá các tầng sâu văn hóa, từ niềm tin đến hành động

  • Đánh giá yêu cầu chiến lược, xu hướng và bài học từ thế giới

  • Điều chỉnh định nghĩa, nhận thức, hành vi cho bộ giá trị

  • Lập kế hoạch cài đặt trên 5 lĩnh vực theo mô hình tích hợp do IMT nghiên cứu

  • Triển khai và điều chỉnh linh hoạt

Kết quả

  • Xác định văn hóa chủ đạo cần có để phù hợp với sự biến chuyển của môi trường và chiến lược. Nền tảng quản trị văn hóa, giá trị cốt lõi, cách thức vận hành được thiết lập

  • 100% lực lượng quản lý từ cấp trung trở lên có kế hoạch làm role-model về văn hóa

  • 100% quy trình lõi được kiểm định và điều chỉnh để không đi ngược giá trị cốt lõi

  • 67.1% thành viên đạt chỉ số ghi nhớ, 71.7% đạt chỉ số thực hành ngay sau năm đầu tiên

Giới thiệu: Tập đoàn bán lẻ với gần 20.000 nhân viên, hơn 20 thương hiệu, sở hữu gần 500 cơ sở kinh doanh trên toàn quốc. Do đặc thù ngành nghề, hầu hết nhân viên và quản lý tiền tuyến thiếu kinh nghiệm làm việc. Tỷ lệ chuyển việc cực kỳ cao làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và khả năng mở rộng kinh doanh. Đặc điểm vận hành trong ngành khiến mọi công việc ở mọi cấp đều trở nên bận rộn. Sự kết nối giữa khối vận hành và khối hỗ trợ là rời rạc, thậm chí mâu thuẫn.

Mục đích:

  • Giảm tỷ lệ chuyển việc, giữ được lực lượng quản lý

  • Tăng chất lượng dịch vụ, độ hài lòng của khách hang

  • Gián tiếp tăng doanh thu

Phạm vi thực hiện:

  • Khám phá và xây dựng lại từ triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh đến giá trị cốt lõi

  • Xây dựng các hành vi tiêu chuẩn, tích hợp vào quản lý năng lực cho nhân viên và năng lực quản lý

  • Giải quyết các điểm tồn tại liên quan đến gắn kết nhân viên

  • Triển khai “buy-in” và “action” cho đến từng vị trí thấp nhất tại từng cơ sở kinh doanh

  • Sử dụng văn hóa để gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng

Kết quả

  • Tỷ lệ chuyển việc giảm 50% ngay trong năm đầu tiên

  • Tỷ lệ “Sẵn lòng nỗ lực làm thêm ngay cả khi không có ai yêu cầu” đạt đến 87%

  • Tích hợp quản lý năng lực và quản lý văn hóa

  • Toàn bộ vị trí tại từng cơ sở kinh doanh đều đưa ra được hành vi tích cực để làm việc hiệu quả, phối hợp tốt và chuyển giao dịch vụ “Wow” đến khách hàng

Giới thiệu: Khách hàng là nhóm 12 công ty và 3000 nhân sự trong lĩnh vực kinh doanh chuyên biệt trong ngành xây dựng. Đặc tính “kỹ sư” và “công trường” là rất nổi trội tại đây. Các giá trị được hiểu khác nhau dẫn đến hành động khác nhau. Ban lãnh đạo thường đề cập nhiều đến văn hóa nhưng phát biểu và hành động đôi khi không thống nhất. Quản lý cấp trung hầu hết chưa hiểu văn hóa là gì và có tác dụng gì

Mục đích:

  • Tiêu chuẩn hóa lại nền tảng văn hóa cơ bản

  • Giúp con người trong nhóm công ty có được bản sắc chung, ngôn ngữ chung, phối hợp thông suốt xuyên chức năng

  • Giảm bớt các chương trình có tính hình thức, đi vào thực chất hành vi

Phạm vi thực hiện:

  • Khám phá và xây dựng lại tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng chiến lược

  • Xây dựng lại bộ giá trị cốt lõi và hướng dẫn hành động

  • Thu thập tiếng nói nhân viên và giải quyết các khác biệt về quan điểm hành xử giữa các cấp

  • Thực hiện culture summit, FGD để nâng cao hiểu biết văn hóa cho lực lượng quản lý

  • Tạo ra các chương trình truyền thông, hoạt động tạo gắn kết văn hóa dựa trên chính nhu cầu của lực lượng nhân viên – nơi nhu cầu đơn giản và “sống” hơn rất nhiều so với hình dung trong đầu của cấp lãnh đạo

Kết quả:

  • Ban hành qui tắc hành xử và hệ thống tuyển dụng, đánh giá – thưởng – phạt – đề bạt tương hợp văn hóa

  • Tỷ lệ gắn kết đạt > 85%

  • Tỷ lệ tham gia các chương trình hiểu (giảm khoảng cách nhận thức), tin (củng cố niềm tin), làm (tạo thói quen thực hiện hành vi tích cực) > 90%

(*) Vì cam kết bảo mật nên tên và một số thông tin đặc thù của doanh nghiệp không được tiết lộ

Tìm hiểu thêm về dịch vụ tư vấn văn hóa doanh nghiệp của IMT TẠI ĐÂY hoặc liên hệ info@imt.vn để được hỗ trợ.

Xem thêm:

Văn hóa doanh nghiệp: Hiểu đúng xây đúng

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Có cần thiết thuê công ty tư vấn?

Vì sao văn hóa cần tích hợp hệ thống?

Mô hình Shingo – Các nguyên lý và mô hình chuyển đổi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *